Bạn có biết đất nước Nhật Bản có ngôi đền chống lũ dưới lòng đất to nhất thế giới chưa?

Đất nước Nhật Bản mang đến cho thế giới nhiều sự bất ngờ. Đặc biệt, những công trình mang cỡ quốc gia: đường hầm chống lũ ở Tokyo lớn nhất thế giới được ví như một “ngôi đền” dưới lòng đất là một ví dụ điển hình minh chứng cho điều đó.

Là một quốc gia, luôn hứng chịu mọi thảm họa do thiên tai gây ra. Đất nước Nhật Bản hàng năm không chỉ có hạn hán kéo dài, động đất và có cả ngập lụt. Đường hầm chống ngập tại Saitama, được ví như một ngôi đền chống lũ cho người dân Tokyo. Bài viết dưới đây, chúng ta cùng nhau đi khám phá đường hầm chống lũ được ví như ngôi đền dưới lòng đất bảo vệ người dân Tokyo nhé.

Bài viết tham khảo?

Hình ảnh đường hầm chống lụt tại đất nước Nhật Bản được ví như một ngôi đền

1. Vì sao Nhật Bản lại xây dựng đường hầm chống lũ để bảo vệ người dân Tokyo

Tokyo được ví như trái tim, là hơi thở của xứ sở anh đào. Tại thành phố này, không chỉ đơn giản là sự phát triển kinh tế nhất Nhật Bản. Không phải đơn giản vì nó là nơi đáng sống nhất trên toàn thế giới. Mà Tokyo, còn là nơi tập trung dân cư sinh sống nhiều nhất.

Theo số liệu thống kê: Hiện nay, số dân sinh sống tại Tokyo được sếp thứ 1 thành phố đông dân nhất thế giới.

Ngoài ra, theo địa hình tại đất nước Nhật Bản. Tokyo, là vùng trũng sâu và rất dễ bị ngập lụt khi mùa mưa đến.

Trong khi đó, Nhật Bản đón nhận thảm họa từ thiên nhiên không chỉ có mưa. Bên cạnh đó là động đất, núi lửa, sóng thần. Do vậy, giới chức Nhật Bản cho xây dựng hệ thống chống lụt dưới lòng đất cũng là điều nên làm.

Việc Nhật Bản cho xây dựng hệ thống đường hầm chống lũ là vì:

+ Bảo vệ người dân sinh sống tại Tokyo, tránh khỏi những thảm họa ngập lụt của thiên nhiên khi mùa mưa đến.

+ Thể hiện sự quan tâm của chính phủ đến với đời sống nhân dân. Nhất là bảo vệ tính mạng và tài sản của con người.

Công trình đặc biệt này được xây dựng vào năm 2006, với chiều dài 6.500m và độ sâu 50m. Việc đường hầm chống lụt có quy mô lớn, khiến công trình này trở thành công trình chống lụt dưới lòng đất lớn nhất thế giới hiện nay.

2. Vì sao đất nước Nhật Bản gọi đường hầm chống lụt này là “ngôi đền”?

Theo thiết kế của đường hầm này: Đường hầm có nhiều cột chống khổng lồ, được dựng lên dưới lòng đất rộng lớn. Hình ảnh chiếc cột lớn, được bắt nguồn dựa trên ý tưởng các ngôi đền ở Hy Lạp hoặc ở Ai Cập thời cổ đại,

Do vậy, đường hầm này mặc dù không phải nơi thờ cúng nhưng lại được hàng triệu người dân ở Tokyo coi đó là một “ngôi đền”. Vì nó bảo vệ người dân Tokyo tránh được thiên tai, thảm họa mà thiên nhiên mang tới.

Mục đích hoạt động của đường hầm này chính là tái điều chỉnh các dòng nước siêu to, siêu khổng lồ từ những trận mưa bão có lượng nước cao và siêu bão khi nước ở các nơi khác đổ về.

Hiện nay, công trình này đã trở thành một trong những nơi tham quan dành cho du khách tại Tokyo và các vùng lân cận.

Đặc biệt, khi tham quan tại đây du khách hoàn toàn được miễn phí nhưng du khách phải tự chịu trách nhiệm về sự an toàn của chính mình.

Do vậy, nếu muốn tham quan thì bạn phải đặt tour trước. Cùng với đó, là phải tham gia lớp huấn luyện an toàn trước khi đi xuống hầm tham quan thực tế.

Ngoài ra, nếu du khách nước ngoài khi tham quan mà không biết tiếng Nhật. Thì phải có người biết tiếng Nhật đi kèm thì du khách mới được xuống.

Việc đi xuống đường hầm, cánh cửa đầu tiên mà du khách bắt buộc phải đi qua chính là “ Bảo tàng thám hiểm dưới lòng đất Ryukyukan”. Sở dĩ phải đi qua bảo tàng này, là để du khách có thể tìm hiểu về hệ thống xả ngầm.

Ngoài ra, du khách còn được nắm rõ về việc xây dựng cũng như nguyên lý hoạt động. Giúp cho du khách sẽ biết cách bảo vệ mình một cách an toàn nhất khi đi tham quan dưới đường hầm.

Mong rằng qua bài viết này các bạn sẽ thấy được một đất nước Nhật Bản kiên cường, có những công trình thế kỷ không chỉ riêng Nhật Bản mà cho toàn thế giới như: công trình đường hầm được ví như “ngôi đền” chống lũ dưới lòng đất này nhé.

laodongxuatkhaunhatban.vn - Website xuất khẩu lao động Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *