Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản với mục đích kiếm tiền, thoát cảnh đói nghèo hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn, có tương lai hơn. Đây luôn là một hướng đi nhận được sự kỳ vọng vô cùng lớn lao dành cho tầng lớp người lao động. Nhưng không phải ai cũng […]
Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản với mục đích kiếm tiền, thoát cảnh đói nghèo hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn, có tương lai hơn. Đây luôn là một hướng đi nhận được sự kỳ vọng vô cùng lớn lao dành cho tầng lớp người lao động. Nhưng không phải ai cũng thuận buồm xuôi gió bước được sang Nhật Bản để làm việc. Rất nhiều những bạn trẻ đã phải trả giá vì vướng phải một trong các lý do TỐI QUAN TRỌNG sau
Những đơn hàng Xuất khẩu lao động Nhật Bản không nên tham gia thi tuyển
I. ĐƠN HÀNG CỦA CÔNG TY KHÔNG CÓ PHÁP NHÂN RÕ RÀNG
Việc cần quan tâm hàng đầu đối với người lao động khi tham gia đăng ký thi tuyển một đơn hàng là kiểm tra công ty đó có được cấp phép đưa người lao động ra nước ngoài làm việc hay không?

Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc nước ngoài
Đặc biệt chú ý các đơn vị, trung tâm xuất khẩu lao động, du học Nhật Bản tại địa phương thường chỉ có chức năng tư vấn và tiếp nhận hồ sơ sau đó tuyển lên tuyến trên. Người lao động cần tỉnh táo, trực tiếp tìm hiểu và đăng ký tại các công ty chính thống thường sẽ có trụ sở đặt tại các thành phố lớn
Tham khảo:
Giới thiệu Công ty xuất khẩu lao động uy tín Top 1 tại Hà Nội
II. ĐƠN HÀNG TUYỂN CHO NGHIỆP ĐOÀN
“ Nghiệp đoàn nói một cách dễ hiểu nhất chính là đơn vị cầu nối giữa công ty XKLĐ tại Việt Nam với xí nghiệp tiếp nhận lao động tại Nhật Bản.
Nghiệp đoàn có nhiệm vụ kết hợp với công ty XKLĐ phía Việt Nam để làm các thủ tục hợp pháp hóa việc đưa người lao động nước ngoài sang Nhật Bản làm việc tuân thủ theo luật pháp của hai nước Nhật Bản và Việt Nam ,,
Điểm mấu chốt mà người lao động thường không để ý khi đăng ký thi tuyển đơn hàng đó là trên thông tin đơn hàng phải cung cấp được cả tên nghiệp đoàn và tên xí nghiệp tiếp nhận. Hiện nay rất nhiều nghiệp đoàn Nhật Bản có dấu hiệu “ Om người ,, tức là cứ sang Việt Nam tuyển sẵn một số lượng người lao động sau đó mới đi tìm các xí nghiệp tiếp nhận rồi mới bắt đầu làm hồ sơ cũng như các thủ tục pháp lý.
Câu hỏi đặt ra là: Nếu nghiệp đoàn không tìm được xí nghiệp tiếp nhận thì sẽ ra sao? Liệu các xí nghiệp Nhật bản giao phó cho nghiệp đoàn tuyển dụng mà không cần sang Việt Nam, không quan tâm đến người lao động như vậy thì có phải là xí nghiệp tốt không? Thời gian chờ đợi kéo dài đến bao giờ có ai cam kết được không?…
III. ĐƠN HÀNG CÓ PHÍ QUẢN LÝ TTS QUÁ CAO
“Phí quản lý,, là một khoản tiền khấu trừ từ tiền lương hàng tháng của người lao động cho nghiệp đoàn và công ty môi giới xuất khẩu lao động
Nếu như các bạn để ý một chút sẽ thấy trên mỗi đơn hàng có ghi “ lương cơ bản và lương thực nhận ,, Ở đây lương cơ bản được hiểu là mức lương xí nghiệp phải chi ra mỗi tháng cho người lao động Việt Nam – Lương thực nhận là lương mà về đến tay người lao động . Nghĩa là người lao động chỉ được nhận phần lương sau khi đã trừ một số khoản: Phí quản lý tts, bảo hiểm, thuế, nhà ở..

Hình ảnh bảng lương khi làm việc tại Nhật Bản
Thông thường phí quản lý TTS sẽ vào khoảng 5000 yên/ 01 TTS/ tháng, một số công ty môi giới không đàng hoàng móc nối với nghiệp đoàn Nhật Bản thu phí quản lý TTS lên tới 20.000 yên – 25.000 yên dẫn đến việc có những đơn hàng lương cực thấp.
IV. ĐƠN HÀNG ĐIỀU DƯỠNG NHẬN BẰNG CẤP 3
Nổi tiếng là đất nước mà quyền công dân được đặt lên hàng đầu, người dân Nhật Bản sống dưới sự bảo vệ, quan tâm chăm sóc đặc biệt từ các chính sách của nhà nước.
Với dân số già hóa theo từng năm, số người cao tuổi sống tại viện dưỡng lão ngày càng tăng cao dẫn tới nhu cầu tuyển dụng hộ lý và điều dưỡng viên nước ngoài rất lớn. Thị trường Việt Nam từ cuối 2018 trở thành thị trường tiềm năng cung cấp nguồn lao động ngành Hộ lý, điều dưỡng cho Nhật Bản.
Tuy nhiên, chỉ áp dụng với các bạn có bằng trung cấp, cao đẳng, đại học chính quy chuyên ngành điều dưỡng.
Các đơn hàng điều dưỡng, hộ lý nhận bằng C3 thực chất là các đơn hàng ảo hoặc công ty đó sẽ làm giả hồ sơ.
Vậy có an toàn?
V. ĐƠN HÀNG KHÔNG GIẢI TRÌNH ĐƯỢC CHI PHÍ RÕ RÀNG
Người lao động trước khi đăng ký thi tuyển một đơn hàng cần hiểu rõ được mọi khoản chi phí là bao nhiêu? Thông thường chi phí đi xuất khẩu lao động của một đơn hàng cần nộp vào công ty bao gồm:
Phí đơn hàng, học phí sau trúng tuyển, ký túc xá sau trúng tuyển là phí cố định. Ngoài ra các phí phát sinh có: tiền ăn trong quá trình học, tiền đi lại, tiền khám sức khỏe..
Tham khảo
Chi tiết chi phí các đơn hàng cụ thể xem tại đây
laodongxuatkhaunhatban.vn - Website xuất khẩu lao động Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam
Cho e hỏi ngoài dạng TTS và du học sinh còn có thể qua nhật lao động theo dạng nào khác không ạ
Chào Linh.
Ngoài TTS và Du học sinh thì còn chương Trình kỹ sư – kỹ thuật viên và chương trình bảo lãnh người thân sang nữa nhé.
Thân ái.