Đất nước Nhật Bản đang “Suy Yếu”

Nhật Bản thì ai cũng cho rằng đấy là một quốc gia văn mình, kinh tế tốt nhất thế giới, đất nước Nhật Bản vẫn đang trên đà phát triển… Nói như vậy cũng đúng và cũng rất là sai, các bạn hãy đọc bài viết sau đây và suy luận xem là đất nước Hoa Anh Đào đang phát triển hay là đang “suy tàn” các bạn nhé.

Khi nhắc tới đất nước Nhật Bản thì ai cũng cho rằng đây là một quốc gia văn mình, kinh tế tốt nhất thế giới, đất nước Nhật Bản vẫn đang trên đà phát triển… Nói như vậy cũng đúng và cũng rất là sai, các bạn hãy đọc bài viết sau đây và suy luận xem là đất nước Hoa Anh Đào đang phát triển hay là đang “suy tàn” các bạn nhé.

Đất nước Nhật Bản đang "Suy Yếu"

Đất nước Nhật Bản đang “Suy Yếu”

 “Thành phố hóa” và “Tàn phế hóa”:

Sang Nhật Bản các bạn sẽ thấy ở đâu cũng là thành phố, ở đâu cũng bị đo thị hóa hết, hầu hết dân số Nhật tập trung với số lượng lớn vào các thành phố, điều nay dẫn đến tỉ lệ dân số phân bố không đồng đều, nẩy sinh ra các vẫn đề như ô nhiễm môi trường, tội phạm ra tăng, xã hội mất “văn hóa”, cuộc sống, công việc luôn luôn căng thẳng, số người vì căng thẳng mà tự sát ngay càng cao ở Nhật Bản. Đó chính là hệ quả sấu của ” Thành Phố Hóa”.

Còn người lại ” Tàn phế hóa” là hiện tượng dân số của địa phương vùng xa, vùng quê của Nhật Bản suy giảm mạnh làm cho các chức năng kinh tế, xã hội…của nơi đó trì trệ và rơi vào khủng hoảng trầm trọng, hiện nay hầu hết các vùng quê của Nhật Bản chỉ còn lại những người già, người tàn tật hay mất sức lao động, vì những người trẻ đã đến các thành phố hết rồi.  Bạn đến những vùng quê của Nhật Bản, bạn sẽ cảm thấy nơi đang đang “chết dần chết mòn” hay nói cách khác là “Tàn phế hóa”

2. Dân số già hóa

Mọi nỗ lực tăng dân số của chính phủ Nhật Bản đều bị “phá sản”, tỷ lệ sinh ở đất nước mặt trời mọc năm ngoái chỉ đạt 1,28, mức thấp kỷ lục, nghĩa là cứ 2 người thì sau một vòng đời sẽ bị mất đi (thụt đi) gần 1 người. Điều này dẫn tới tỉ lệ người già tăng lên nhanh chóng. Vấn đề này xuất hiện ở Nhật Bản từ những năm 70 thế kỷ 20 nhưng tới bây giờ thì rất trầm trọng. Nó gây ra rất nhiều hệ lụy và tạo nên vòng luẩn quẩn: dân số trẻ khan hiếm, dân số già dư thừa, thiếu lao động, gia tăng gánh nặng tiền lương hưu, phúc lợi xã hội, suy giảm sức mua làm kinh tế trì trệ, hoang phế hóa các khu dân cư, đặt áp lực lên các thiết chế xã hội phải thích ứng với …người già. Chính vì dân số bị già hóa nên hiện nay Nhật Bản phải nhập lao động nước ngoài để phát triển kinh tế. Nếu bạn nào đã từng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ thấy có rất nhiều người già Nhật Bản vào làm việc ở các công ty hay làm quét rác ngoài đường… điều này chứng tỏ chủ người Nhật không tuyển được giới trẻ Nhật Bản vào làm các công việc này.

Chính phủ Nhật đang muốn giải quyết nhanh vấn đề già hóa, nhưng các chuyên gia cho biết vấn đề này không thể giải quyết được trong 50 năm tới.

dan-so-gia-nhat-ban

dân số già của Nhật Bản

3. “Văn hóa vô duyên”

Hiện tượng các cá nhân cả nam và nữ đều ngại ngần không chịu kết hôn, “chén thì vẫn chén nhiệt tình nhưng không chịu có con” làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng trở nên hời hợt. Thuật ngữ “văn hóa vô duyên” là một từ mới được sinh ra và được sử dụng lần đầu tiên trong chương trình truyền hình của NHK năm 2010. Từ “duyên” ở đây có lẽ được dùng với nghĩa chỉ sợi dây liên hệ giữa con người với con người. Ở Nhật bản có khoảng trên 20% số đàn ông trên 40 tuổi chưa từng quan hệ tình dục với nữ giới, hay thông kê của đài JVV thì có tới trên 60% nữ giới được hỏi không muốn sinh con.

Các vùng quê đều là những nơi chứa đựng một nền văn hóa sâu sắc của Nhật Bản thì hiện nay đang bị “tàn phế” hết. Còn thế hệ trẻ thì tìm cách ra định cư ở các thành phố lớn. Mà ở các thành phố thì chỉ tính đến việc đi làm, thu nhập nhiều thì đi chơi theo kiểu thành phố nhiều, làm cho cái văn hóa Nhật Bản ngày càng mai một, các điều này đang biết Nhật Bản thành một đất nước có nền” Văn hóa vô duyên”

Hiện tượng xã hội này có liên quan mật thiết với hiện tượng già hóa dân số và kết hôn muộn (bankon) . Nhịp sống xã hội công nghiệp hóa và lối sống hiện đại hóa cũng góp phần tạo nên nó. Ozaki Mugen trong “Cải cách giáo dục Nhật Bản” đã từng nhận định rằng “công nghiệp hóa” và “cá nhân hóa” là hai dòng chảy cơ bản của xã hội Nhật Bản từ thời cận đại đến bây giờ. Đã làm cho văn hóa của Nhật Bản ngày càng “Vô duyên”

Làm việc căng thẳng ở Nhật Bản

Làm việc căng thẳng ở Nhật Bản

Hiện nay Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỉ lệ tự sát cao nhất, đây cũng là hậu quả của “văn hóa vô duyên”

Theo thống kê thì mỗi năm có khoảng 3 vạn người dân Nhật tự sát. Theo dõi truyền hình Nhật thì thấy rất nhiều trường hợp tự sát là trong lúc khó khăn thiếu người “đồng cảm”, “chia sẻ”, không tìm được người yêu, bạn tình, hay không có người thân bên cạnh….

laodongxuatkhaunhatban.vn - Website xuất khẩu lao động Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *