Hợp đồng lao động cho người nước ngoài

Hợp đồng lao động (HĐLĐ) không chỉ là thủ tục ràng buộc người lao động với chủ sử dụng lao động, mà còn là công cụ để chủ lao động quản lý người lao động. Đồng thời, đây cũng là bằng chứng để người lao động bảo vệ quyền cũng như lợi ích trong lao động của mình.

Hợp đồng lao động cho người nước ngoài

Hợp đồng lao động (HĐLĐ) không chỉ là thủ tục ràng buộc người lao động với chủ sử dụng lao động, mà còn là công cụ để chủ lao động quản lý người lao động. Đồng thời, đây cũng là bằng chứng để người lao động bảo vệ quyền cũng như lợi ích trong lao động của mình.

hop-dong-lao-dong-cho-nguoi-nuoc-ngoai

Luật lao động dành cho người nước ngoài

Tuy nhiên hợp đồng lao động dành cho người nước ngoài và trong nước rất khác nhau. Thủ thục làm hợp đồng lao động cho người nước ngoài phức tạp hơn rất nhiều so với lao động trong nước. Để giúp các công ty hiểu rõ hơn về thủ tục làm HĐLĐ cho người nước ngoài, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn những thông tin sau:

Tham khảo thêm:

>> Điều kiện đi xuất khẩu Nhật Bản

>> Nên đi xuất khẩu lao động nước nào

>>>  Tư vấn xuất khẩu lao động đi Nhật Bản

Theo Nghị định 34/2008/NĐ-CP, ngày 25/03/2008, quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và Nghị định 46/2011/NĐ-CP, ngày 17/06/2011, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP, quy định về việc tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động.

1.  Đăng thông báo tuyển dụng

Trước khi tuyển người nước ngoài, người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải thông báo nhu cầu tuyển lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người nước ngoài trên ít nhất một số báo TƯ và địa phương với các nội dung: Số lượng người cần tuyển, vị trí công việc, trình độ chuyên môn, mức lương, hoa hồng, điều kiện làm việc và một số nội dung khác.

Trường hợp NSDLĐ tuyển người nước ngoài thông qua tổ chức giới thiệu việc làm hoặc trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại các trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, các tổ chức quốc tế liên chính phủ tại Việt Nam thì không phải thực hiện theo quy định nêu trên.

2. Nộp hồ sơ

Người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam phải nộp 02 bộ hồ sơ cho NSDLĐ, một bộ do NSDLĐ quản lý và một bộ để NSDLĐ làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động. Mỗi bộ hồ sơ gồm:

– Phiếu đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài theo mẫu quy định.

– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài cư trú ở nước ngoài khi đến Việt Nam cấp. Trường hợp người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam từ đủ 06 tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi người nước ngoài đang cư trú cấp.

– Bản lý lịch tự thuật của người nước ngoài theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

– Giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài hoặc giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam;

– Bản sao chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài. Đối với người nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống hoặc người có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý mà không có chứng chỉ, bằng công nhận thì phải có bản xác nhận ít nhất 05 (năm) kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận.

– 03 ảnh màu kích thước 3x4cm, được chụp không quá 06 tháng tính từ thời điểm người nước ngoài nộp hồ sơ.

3. Công chứng và dịch hồ sơ

Các giấy tờ quy định trong hồ sơ nêu trên do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực phải được hợp pháp hoá lãnh sự và dịch ra tiếng Việt; bản dịch, bản sao phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

4. Ký hợp đồng lao động

Khi được cấp giấy phép lao động, người nước ngoài và NSDLĐ phải tiến hành giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam; NSDLĐ có trách nhiệm gửi bản sao hợp đồng lao động đã giao kết tới cơ quan đã cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài đó. Nội dung trong hợp đồng lao động không được trái với nội dung đã ghi trong giấy phép lao động đã được cấp.

Hy vọng những thông tin chia sẻ về thủ tục  làm hợp đồng lao động cho người nước ngoài trên đây, sẽ giúp các doanh nghiệp và công ty trong nước dễ dàng thực hiện hợp đồng lao động mà không gặp khó khăn gì.

Các bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng song ngữ cho người người nước ngoài tại Đ Y (http://luatminhkhue.vn/hop-dong-1/mau-hop-dong-lao-dong-song-ngu-anh-viet-.aspx).

laodongxuatkhaunhatban.vn - Website xuất khẩu lao động Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *