Kịch Noh – Nghệ thuật sân khấu lâu đời nhất mang hình ảnh văn hoá Nhật Bản

Văn hoá Nhật Bản vô cùng đặc sắc, nó thể hiện qua phong tục tập quán, lối sống…mà nó còn thể hiện trên sân khấu kịch Noh – loại kịch sân khấu lâu đời nhất

Văn hoá Nhật Bản vô cùng đặc sắc, nó không chỉ thể hiện qua đời sống mà nó còn trong cả nghệ thuật. Kịch Noh là một loại hình nghệ thuật sân khấu lâu đời nhất, vẫn được giữ gìn nét văn hoá Nhật Bản. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 1 loại hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc tại xứ sở hoa anh đào: Đó là kịch Noh – loại kịch trường tồn với thời gian.

Bài viết tham khảo:

Kịch Noh là sân khấu lâu đời nhất thể hiện sâu sắc nền văn hoá Nhật Bản

1. Giới thiệu kịch Noh

Nhật Bản có rất nhiều loại kịch như: Kịch Kyogen, kịch Kabuki và cả kịch Noh. Trong đó kịch Noh là loại kịch truyền thống lâu đời nhất xứ sở hoa anh đào.

Không chỉ là loại kịch trường tồn với thời gian, kịch Noh còn nổi tiếng toàn thế giới khi nó truyền tải mang đậm hình ảnh văn hoá Nhật Bản.

Kịch Noh lúc đầu được gọi là Sarugaku, nó được dựng lên bởi âm nhạc Hayashi và bài hát có tên gọi là Utai tạo nên thành một vở kịch. Vở kịch này được diễn trên 1 sân khấu và sân khấu đó chính là Noh. Từ đó tên gọi kịch Noh đã được ra đời.

Sự đặc biệt và ấn tượng sâu sắc nhất trong kịch Noh chính là: tạo hình khuôn mặt các nhân vật lại là sử dụng các mặt nạ có tên là Nomen. Đây là loại mặt nạ theo hình vẽ cổ xưa và được chính các diễn viên đeo trong quá trình diễn xuất. Tuỳ thuộc vào bối cảnh, nội dung câu chuyện mà hướng nhìn của diễn viên sẽ tạo ra những cung bậc cảm xúc khác nhau như: Cười, khóc… Hiện nay người ta sử dụng hơn 200 loại mặt nạ Nomen trong kịch Noh.

Sự đặc biệt trong kịch Noh chính là tạo hình khuôn mặt các nhân vật đều là các mặt nạ

Mặt nạ Nomen được làm từ loại gỗ Hinoki và được chia ra 5 loại mặt nạ chính: Quỷ, thần, cuồng (kỳ lạ), nam, nữ. Trong đó mặt nạ Quỷ được chạm khắc tinh xảo nhất, công phu nhất và còn được khắc trên loại gỗ cứng. Còn mặt nạ dành cho nữ thì được khắc trên gỗ mềm, chạm khắc ít nhất nhưng lại là tinh tế nhất.

2. Nguồn gốc ra đời của kịch Noh 

Theo truyền tai của những người Nhật nguồn gốc của kịch Noh không rõ ràng và chính xác, họ chỉ dự đoán rằng: Nó có sự xuất phát từ Trung Quốc du nhập vào từ thế kỷ thứ 7. Đến tận thế kỷ 14, 15 thì loại hình nghệ thuật này rất được ưa chuộng và nó trở thành bữa cơm tinh thần trong văn hoá Nhật Bản.

Người được coi là nhà lãnh đạo vĩ đại nhất của kịch Noh chính là: nhà soạn kịch, kiêm diễn viên Kannami và con trai của ông là Zeami.

Thời kỳ hưng thịnh nhất của kịch Noh chính là thời kỳ của Zeami đến thời Edo (1868 đến 1912). Sau đó loại hình nghệ thuật này suy yếu dần, bởi sự xuất hiện ngày 1 ít hơn và lại xuất hiện ở một số buổi biểu diễn không chuyên.

Mặc dù, kịch Noh không còn hấp dẫn và thu hút người dân Nhật Bản như trước. Nhưng loại hình nghệ thuật đặc sắc này vẫn được lưu truyền và vẫn có những diễn viên chuyên nghiệp, yêu nghề, gắn bó với nghề để mang tiếng nói của kịch Noh trên khắp mọi miền đất nước.

3. Văn hoá Nhật Bản trong vai diễn kịch Noh

Nhân vật trên sân khấu kịch noi được chia ra làm 4 loại nhân vật chính: hayashi, waki, shite, kyōgen.

Tạo hình nhân vật trước khi ra biểu diễn, người diễn viên phải đeo mặt nạ

Cụ thể các vai diễn như sau:

  • Hayashi hay hayashi-kata: Đây là các nhạc công tạo ra những âm nhạc mang linh hồn vở diễn đến người xem thêm sinh động và ý nghĩa hơn. Các nhạc công chủ yếu chơi 4 loại nhạc cụ chính như: Sáo còn gọi là Nohkan hoặc Nōkan, trống cái Taiko, trống Kotsuzumi và trống Okawa.
  • Shite: Đây là nhân vật quan trọng giữ nhiệm vụ vai chính trong vở kịch, là nhân vật dẫn dắt nội dung trong vở kịch. Thông thường trong một vở kịch lúc đầu shite là con người  với vai diễn mae-shite, lúc sau biến thành quỷ với vai diễn là nochi-shite.
  • Waki: Là vai diễn phụ trợ, mục đích làm nền cho shite – nhân vật chính trong vở kịch.
  • Kyōgen: Đây là những vở kịch hài ngắn và được diễn trong giờ tạm nghỉ của kịch Noh hay biểu diễn riêng biệt giữa các vở kịch Noh riêng lẻ.

Bên cạnh những vai chính chủ đạo có trong kịch Noh, còn có sự xuất hiện của các vai sau như:

  • Wakitsure hoặc Waki-tsure: là bạn diễn cùng nhân vật chính waki.
    Kōken: Thường có từ 1 đến 3 người làm nhiệm vụ người giúp việc trên sân khấu. 
  • Shitetsure: Là bạn diễn cùng shite.
  • Jiutai: Đây là dàn hợp xướng, và có từ 6 đến 8 người.

Qua bài viết này, bạn đã có thêm sự hiểu biết về nền văn hoá Nhật Bản qua những vở kịch truyền thống, đầy nét đặc biệt nhưng nó luôn trường tồn với thời gian. Bạn hãy tìm hiểu thêm nhé trong chuyến đi du lịch, du học và cả đi XKLĐ Nhật Bản nữa nhé.

Tìm hiểu thêm

Công ty xklđ nhật bản uy tín

laodongxuatkhaunhatban.vn - Website xuất khẩu lao động Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *