Đi lao động Nhật Bản ngành chế biến thủy sản mặc dù không còn mới mẻ. Nhưng với những lao động Việt, yêu thích lĩnh vực thủy sản này. Thì lựa chọn tham gia thi tuyển, ngành chế biến thủy sản là niềm mong mỏi của các lao động. Bài viết dưới đây giới thiệu công […]
Đi lao động Nhật Bản ngành chế biến thủy sản mặc dù không còn mới mẻ. Nhưng với những lao động Việt, yêu thích lĩnh vực thủy sản này. Thì lựa chọn tham gia thi tuyển, ngành chế biến thủy sản là niềm mong mỏi của các lao động.
Bài viết dưới đây giới thiệu công việc chế biến thủy sản tại Nhật Bản.

Công nhân đang làm việc trên dây truyền chế biến thủy sản ở Nhật Bản
Nhật Bản, đã từ lâu nổi tiếng với nghề đánh bắt cá. Bởi đây là nguồn thức ăn chính của người dân Nhật Bản. Do đó, lượng cá mà người dân Nhật Bản đánh bắt được là vô cùng lớn. Đặc điểm của những con cá sống ngoài biển khơi, khi rời khỏi mặt nước là: Đồng nghĩa với cái chết. Chính vì thế họ phải tìm cách bảo quản lượng cá này, với mục đích để sử dụng lâu dài. Do đó, các nhà máy xí nghiệp chế biến thủy hải sản ra đời.
Trong nhà máy chế biến thủy sản thì có thể không chỉ chế biến 1 loại thủy sản cố định. Nguồn thủy sản khai thác ngoài biển khơi cùng theo mùa, vào từng thời điểm thì sẽ có loại thủy sản khác nhau để nhà máy làm. Chung lại nhà máy thủy sản ở Nhật thường chế biến các loại thủy sản sau: Cá biển đủ các loại, tôm biển, các loại sò…
Xem thêm Video ở nhà máy chế biến thủy sản ở Nhật – chế biến Sò – Hàu
Để giữ được cá tươi lâu hơn, vì thế mà các khu chế biến thủy sản sẽ luôn lạnh. Nhiệt độ chênh lệnh giữa môi trường bên ngoài và bên trong xí nghiệp là lớn. Nhiệt độ trong nhà máy chế biến thủy sản luôn luôn ở khoảng 22 – 23 độ C. Trong phòng bảo quản sản phẩm nhiệt độ trung bình vào khoảng 12 độ C.
Nếu bạn làm việc ở trên dây truyền chế biến thì nhiệt độ chỉ vào khoảng 23 độ C, thực ra với nhiệt độ này khi làm việc thì thấy rất mát mẻ. Còn nếu bạn được phân vào khu vực bảo quản thì nhiệt độ rất lạnh, vào khoảng 12 độ C, bạn phải mặc áo chống lạnh, nhân viên làm trong phòng này không nhiều.
Vì thế, khi làm việc trong môi trường này, các lao động dễ bị nhiễm lạnh, nếu ai không chịu được lạnh dưới 22 độ C thì không lên theo ngành này.
Nhật Bản, đất nước của nền công nghiệp. Hơn nữa, họ rất cẩn thận và đảm bảo an toàn thực phẩm. Chính vì thế, mà thương hiệu của họ trên thị trường thế giới luôn được người tiêu dùng công nhận. Để vào được khu chế biến, người lao động phải vệ sinh chân tay sạch sẽ bằng xà phòng. Sau đó, thì thay quần áo, mũ, đeo găng tay… Trong khu chế biến đông lạnh, luôn được giữ vệ sinh sạch sẽ bằng cách như: Khử trùng tuyệt đối, sử dụng các hóa chất sát trùng àn toàn, người ngoài không được vào, nhân viên vào làm thì phải tiệt trùng trước.
Các công nhân ở đây sẽ được chia ra thành nhóm nhỏ. Mục đích là để thực hiện các công đoạn khác nhau theo dây truyền như: Sơ chế, chia, cắt, cân, đóng gói, dán mác… Sau đó mới ra sản phẩm hoàn thiện. Trước khi đưa đến các cửa hàng hay siêu thị. Họ sẽ kiểm tra thêm độ an toàn một lần nữa. Nhằm đảm bảo chất lượng thủy sản, trước khi đến tay người tiêu dùng.
Lưu ý: Tất cả các sản phẩm này khi được chế biến song đều được bảo quản ở môi trường đông lạnh.
Qua đó, bạn đã hiểu được thực tế phần nào ngành chế biến thủy sản tại Nhật Bản. Nhờ những điều này, giúp bạn khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành chế biến thủy sản không còn bỡ ngỡ. Chúc các bạn sẽ có được nhiều may mắn trên con đường làm giàu của mình.
laodongxuatkhaunhatban.vn - Website xuất khẩu lao động Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam