Ở Nhật Bản Tỉnh, Thành Phố nào có nhiều Động Đất Nhất

Thống kê các trận động đất, sóng nhần mạnh, gây ra tổn thất nhiều nhất tại Nhật Bản từ trước tới này. Thuộc vùng miền, khu vực, tỉnh, thành phố, đảo của Nhật Bản.

Thống kê các trận động đất, sóng nhần mạnh, gây ra tổn thất nhiều nhất tại Nhật Bản từ trước tới này. Thuộc vùng miền, khu vực, tỉnh, thành phố, đảo của Nhật Bản. Chi tiết như dưới đây, các bạn hãy dựa vào ảnh bản đồ Nhật Bản để xem khu vực nào của Nhật Bản có nhiều động đất, sóng thần nhất các bạn nhé.

japan-map-cc-wc8

1. Động đất và sóng thần Sanriku 869

Động đất Sanriku năm 869 tấn công vào khu vực xung tỉnh Sendai Nhật Bản thuộc đảo lớn Honshu vào ngày 9 tháng 7, 869. Trận động đất được ước tính có độ lớn 8,6 . Đợt sóng thần gây ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Sendai, với lớp trầm tích cát kép dài 4 kilômét (2,5 mi) từ bờ biển.

2. Động đất Nguyên Lộc 1703

Động đất Nguyên Lộc năm 1703  xảy ra vào ngày 31 tháng 12 năm 1703 ở Edo, một tên cũ của Tokyo  Nhật Bản ngày nay. Nó làm chấn động Edo và có khoảng 2.300 người thiệt mạng.

Trận động đất có độ lớn 8,2 M, được cho là thuộc nhóm các động đất xuất phát từ ranh giới giữa các mảng (mảng Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Philippin) có tâm chấn kéo dài từ vịnh Sagami đến đầu của bán đảo Bōsō cũng như khu vực dọc theo rãnh Sagami trong vùng biển hở đông nam bán đảo Boso. Trận động đất này sau đó gây ra sóng thầntấn công vào các khu vực ven biển của bán đảo Boso và vịnh Sagami. Trận sóng thần này làm hơn 6.500 người thiệt mạng trên bán đảo Boso và hơn 10.000 thiệt mạng.

Trận động đất đã làm cho vùng bờ biển bị sụp lún khoảng 0,9 m còn chỗ nâng cao nhất đến 5 m. Hồ Habu ở Izu Ōshima bị sụp đổ và bị trôi ra biển. Một bậc thềm biển có thể đã được tạo ra từ trận sóng thần này.

3. Động đất Hōei 1707

Vào khoảng 13 giờ ngày 28 tháng 10 năm 1707 xảy ra một trận động đất dữ dội có tâm chấn nằm ở 33,2 vĩ độ Bắc 135,9 kinh độ Đông tại máng Nankai (dưới đáy biển ngoài khơi Shikoku). Trận động đất này kéo theo hai trận động đất khác, một ở vùng Tōkai và một ở vùng Nankai, gây chấn động khắp từ Kantō tới Kyūshū. Thời đó, thiết bị đo chấn độ chính xác không có, nên các sử gia chỉ có thể căn cứ vào các địa danh được ghi chép rằng có thấy bị chấn động, độ cao của sóng thần, khoảng thời gian kéo dài của các dư chấn, để ước lượng chấn độ vào khoảng từ 8,4 đến 8,7 độ Richter.

Cả động đất cùng sóng thần đã làm khoảng 20.000 người thiệt mạng, 30.000 ngàn tàu thuyền bị cuốn trôi, 30.000 thạch lương bị hỏng, sập 60.000 căn nhà và cuốn trôi 20.000 căn nhà khác. Một ghi chép khác cho biết có 29.000 căn nhà bị hư hỏng và hơn 4.900 người bị thiệt mạng.

4. Động đất Sanriku 1896

Động đất Sanriku 1896 là một trận động đất lớn ở vùng Tohoku, gây sóng thần tàn phá nặng nề trong lịch sử Nhật Bản, với hơn 9.000 nhà bị phá hủy và ít nhất 22.000 người thiệt mạng. Trận động đất có độ lớn 7,2 xảy ra vào lúc 19:32 ngày 15 tháng 6, 1896 ngoài khơi vùng đông bắc Nhật Bản. Cường độ sóng thần (Mt = 8.2) lớn hơn nhiều so với cách tính từ độ lớn sóng địa chấn và trận động đất này được xem là một phần của một chuỗi sự kiện riêng biệt, động đất sóng thần.

5. Đại thảm họa động đất Kantō 1923

Đại thảm họa động đất Kantō 1923 là một thảm họa ghê gớm tại vùng Kantō của Nhật Bản. Động đất mạnh dẫn tới đổ vỡ nhà cửa, gây ra hỏa hoạn quy mô lớn. Phần lớn người chết và bị thương là do hỏa hoạn.

Vào lúc 11 giờ 58 phút 32 giây giờ địa phương ngày 1 tháng 9 năm 1923, một trận động đất mạnh 7,9 độ Richter đã xảy ra ở vị trí 35,1 vĩ độ Bắc – 139,5 kinh độ Đông, dưới đáy biển, cách bờ vịnh Sagami (tỉnh Kanagawa) khoảng 80 km về phía Tây Bắc.

Thời điểm xảy ra động đất đúng vào lúc người Nhật nấu cơm trưa. Thời đó, nhiều căn nhà của người Nhật còn làm bằng gỗ. Đổ vỡ nhà cửa và rơi đồ đạc vào lúc này khiến cho hỏa hoạn xảy ra ở nhiều nơi. Người ta đã ghi nhận lại 136 điểm hỏa hoạn. Cũng thời gian đó, một trận bão đang tiến gần tới bán đảo Noto, gây ra gió mạnh khắp vùng Kantō, làm cho hỏa hoạn lan nhanh và kéo dài suốt 2 ngày sau.

Thiệt hại về người và vật chất

  • Số người chết và mất tích: 142.800 người
  • Số người bị thương: 103.733 người
  • Số người phải đi sơ tán: trên 1,90 triệu người
  • Số căn nhà bị hỏng hoàn toàn do động đất: 128.266 căn
  • Số căn nhà bị hỏng một phần: 126.233 căn
  • Số căn nhà bị thiêu cháy toàn bộ hoặc một phần: 447.128 căn
  • Số nhà bị hư hại khác: 868 căn

Trận động đất mạnh đã khiến những công trình nặng như tượng Daibutsu ở Kamakura nặng 98 tấn bị rơi cách vị trí của nó 2 ft.

6. Động đất ngoài khơi Miyagi 1978

Động đất ngoài khơi Miyagi năm 1978 là một loạt trận động đất lớn xảy ra vào ngày 12 tháng 6 năm 1978. Trận vào lúc 17 giờ 14 phút 44 giây có cường độ 7,4 độ Richter theo cách đo ở Nhật Bản hay 7,9 độ theo cách đó ở Hoa Kỳ. Động đất đã tạo ra sóng thần; cao nhất là ở Kesennuma và Onagawa, tới 60 cm. Ở cảng Sendai thuộc vùng Tohoku, sóng cao 30 cm.

Mức độ thiệt hại được xác nhận như sau:

  • Số người chết: 28
  • Số người bị thương: trên 1 vạn
  • Số căn nhà bị hỏng hoàn toàn hoặc một phần: 7400
  • Số hộ bị mất điện: 70 vạn
  • Số hộ bị mất nước sạch: 7 ngàn

Ngày 12 tháng 6 hàng năm trở thành Ngày phòng chống thảm họa của chính quyền và nhân dân Miyagi.

Chính phủ Nhật Bản sau đó đã có sửa đổi đáng kể Luật Bảo hiểm Động đất và Luật Tiêu chuẩn Xây dựng.

7. Động đất Kobe 1995

Động đất Kobe 1995 hay Động đất lớn Hanshin là trận động đất xảy ra vào thứ 3 ngày 17 tháng 1 năm 1995 lúc 05:46 giờ Nhật Bản ở phía nam tỉnh Hyōgo, Nhật Bản. Trận động đất có độ lớn 6,8 theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, và 7,3 theo thang độ lớn sửa đổi của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản. Các chấn động kéo dài khoảng 20 giây. Chấn tiêu nằm bên dưới chấn tâm 16 km, ở phía nam của đảo Awaji, cách thành phố Kobe 20 km.

Có khoảng 6.434 người bị thiệt mạng (ước tính vào ngày 22 tháng 12 năm 2005); trong đó khoảng 4.600 ở Kobe. Trong số các thành phố bị ảnh hưởng, Kobe có dân số khoảng 1,5 triệu, nằm gần chấn tâm nhất và chịu ảnh hưởng rung động mạnh nhất. Đây là trận động đất tồi tệ nhất ở Nhật Bản kể từ động đất Kanto 1923 với khoảng 140.000 thiệt mạng. Trận động đất gây thiệt hại khoảng 10.000 tỷ yên bằng khoảng 2,5% GDP của Nhật Bản lúc đó, tương đương khoảng 102,5 tỷ USD theo tỷ giá ngoại tệ 500 ngày sau đó (97,545 yên ăn 1 USD).

8. Động đất và sóng thần Tōhoku 2011

Động đất và sóng thần Tōhoku 2011  là một trận động đất mạnh 9,0 MW ngoài khơi Nhật Bản xảy ra lúc 05:46 UTC (14:46 giờ địa phương) vào ngày 11 tháng 3 năm 2011. Trận động đất có vị trí tâm chấn nằm cách ngoài khơi bờ biển phía Đông bán đảo Oshika, Tōhoku 72 kilômét (45 mi) tại độ sâu 32 kilômét (20 dặm). Cơ quan Khí tượng Nhật Bản ghi nhận cường độ mạnh nhất của thảm họa ở mức 7 tại miền Bắc tỉnh Miyagi,  mức 6 tại các tỉnh khác và mức 5 tại Tōkyō.

Trận động đất đã gây ra sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và ít nhất 20 quốc gia, bao gồm cả bờ biển phía Tây của Bắc và Nam Mỹ. Sóng thần cao đến 38,9 m đã đánh vào Nhật Bản chỉ vài phút sau động đất, tại một vài nơi sóng thần tiến vào đất liền 10 km (6 mi).

Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản đã chính thức xác nhận có 15.893 người thiệt mạng, 6.152 người bị thương và 2.572 người mất tích tại 18 tỉnh của Nhật Bản và hơn 125.000 công trình nhà ở bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn.[20] Trận động đất và sóng thần đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng tại quốc gia này, bao gồm những hư hỏng nặng nề về đường bộ và đường sắt cũng như gây cháy nổ tại nhiều khu vực, kèm theo một con đập bị vỡ.[19][21] Khoảng 4,4 triệu hộ gia đình rơi vào tình trạng mất điện và 1,5 triệu hộ bị mất nước. Nhiều nhà máy phát điện đã ngưng hoạt động, và ít nhất 3 vụ nổ lò phản ứng do rò rỉ khí hydro đã xảy ra tại nhà chứa các lò phản ứng khi hệ thống làm mát bị hỏng hoàn toàn. Ngày 18 tháng 3, ông Yukiya Amano, người đứng đầu Cơ quan Nguyên tử Quốc tế đã cho biết cuộc khủng hoảng này “cực kì nghiêm trọng”. Mọi cư dân trong phạm vi bán kính 20 km (12 mi) từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I và 10 km (6 mi) từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima II đã phải sơ tán. Ngoài ra, chính quyền Hoa Kỳ khuyến cáo công dân của họ phải di tản cách các nhà máy điện 80 km (50 mi).

9. Động đất Kumamoto 2016

  1. Động đất Kumamoto 2016 là một loạt các trận động đất, bao gồm trận động đất chính xảy ra vào lúc 01:25 JST, ngày 16 tháng 4, 2016 có cường độ 7,0 Mw theoCục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) với tâm chấn gần thành phố Kumamoto, tỉnh Kumamoto, trên đảo Kyushu, Nhật Bản. Trận động đất này xảy ở độ sâu khoảng 10 km (6,2 mi), trước đó một cơn tiền chấn 6,2 độ Mw diễn ra lúc 21:26 JST 14 tháng 4, 2016, tại độ sâu 11 km (6,8 mi).Hai trận động đất đã làm chết ít nhất 42 người, khoảng 3.000 người bị thương. Gây thiệt hại nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng Kumamoto. Hơn 44.000 người đã phải di tản khỏi khu vực này để tránh thảm họa.

Kết luân

Các trận động đất, sóng thần mạnh nhất thường xẩy ra tại vùng TOHOKU trên ảnh bản đồ Nhật Bản ở phía trên là màu vàng. Vậy các bạn muốn biết chi tiết tỉnh nào thuộc vùng TOHOKU thì các bạn có thể xem bản đồ số Nhật Bản là biết chi tiết. Chú ý đây là các trận động đất sóng thần lớn trến 7 độ richte.

Các bạn muốn đi xem các thông tin về XKLĐ Nhật tại xuat khau lao dong nhat ban

39 Công ty XKLĐ bị thu hồi giấy phép hoạt động

Tuyển XKLĐ Nhật Bản Phí Thấp – Không Đặt Cọc

laodongxuatkhaunhatban.vn - Website xuất khẩu lao động Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *