Người Nhật Bản nổi tiếng với phong cách làm việc theo quy tắc. Các quy tắc mà họ đặt ra luôn thực hiện đúng nên kết quả thu được bằng 2 chữ “thành công”…
Bạn có biết nơi khởi nguồn những quy tắc làm việc là ở đâu không? Đó chính là xứ sở hoa anh đào, các quy tắc của họ nổi tiếng trên toàn thế giới. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn quy tắc làm việc 5s của người Nhật Bản nhé.
Bài viết tham khảo:
Võ sĩ đạo – Tinh thần cốt lõi trong văn hoá Nhật Bản
Giới thiệu thành phố ăn chơi nhất đất nước Nhật Bản – thành phố Osaka

1. Thế nào là quy tắc 5s
Quy tắc 5s là viết tắt của Seiton (Sắp xếp), Seiri (Sàng lọc), Seiketsu (Săn sóc), Seiso (Sạch sẽ), Shitsuke (Sẵn sàng). Nó có nguồn gốc từ Nhật Bản. Đến nay, quy tắc này được nhiều công ty trên thế giới áp dụng. Bởi đó là 1 công cụ quan trọng và không thể thiếu của bất kỳ tổ chức nào khi hướng đến mô hình đẳng cấp thế giới.
Hiện nay, đa số các công ty của Nhật đều áp dụng nguyên tắc 5s nay trong hệ thống quản lý cũng như quy trình sản xuất. Mục đích để có những sản phẩm chất lượng nhất khi tung ra thị trường.
Do đó, nếu bạn muốn sang Nhật làm việc theo diện XKLĐ hay kỹ sư Nhật Bản thì hãy chú ý và nhớ những nguyên tắc này. Giúp bạn đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình làm việc.
2. Mục đích của quy tắc 5s mà người Nhật Bản xây dựng
Mục đích của quy tắc 5s là luôn hướng tới:
+ Xây dựng môi trường ngăn nắp, sạch sẽ.
+ Tăng cường, khuyến khích phát huy nhiều sáng kiến.
+ Thực hiện nghiêm chỉnh những quy tắc cơ quan đề ra và nâng cao ý thức kỷ luật của mỗi cá nhân trong cơ quan.
+ Nơi làm việc luôn đảm bảo an toàn và thuận lợi nhất cho người lao động.
+ Xây dựng hình ảnh của công ty giúp mọi người trong công ty cũng như nhân viên của công ty đều nhìn thấy kết quả thu được. Giúp cho những ai là nhân viên của công ty đều cảm thấy tự hào về nơi làm việc của mình.
3. Phong cách làm việc của người Nhật Bản với quy tắc 5s
Người Nhật Bản nổi tiếng trên toàn thế giới với nguyên tắc làm việc chỉn chu, cẩn thận. Khi công việc chưa hoàn thành họ sẽ không bỏ ngang giữa chừng để đi làm việc khác. Bởi đó chính là phong cách, là quy tắc 5s.
a. Seiton (sắp xếp) chính là mọi thứ cần phải được xếp đặt đúng vào vị trí, đúng quy định theo nguyên tắc sau:
- Những vật dụng mà người lao động phải sử dụng thường xuyên sẽ phải sắp xếp gần vị trí. Mục đích để bạn thuận tiện lấy ra sử dụng khi cần thiết.
- Ngược lại, những vật dụng hay đồ dùng mà ít sử dụng thì nên để xa vị trí cũng được. Mục đích để không gây cản trở trong quá trình tìm kiếm vật dụng.

Lưu ý: Để phân biệt vật dụng đó thì các bạn nên phân loại màu sắc rõ ràng để tránh nhầm lẫn. Đặc biệt là các vật dụng như thiết bị an toàn, bình chữa cháy, lối thoát hiểm cần làm rõ nổi bật. Để khi cần nhìn vào ai cũng phát hiện ngay.
b. Seiri (sàng lọc) chính là việc bạn phải phân loại, xác định được các đồ dùng và dụng cụ đó. Đặc biệt là phải biết phân loại đồ dùng và dụng cụ đó đã sử dụng như thế nào? Thời gian, tần xuất ra sao? Từ đó để đưa ra xem còn thời hạn dùng được nữa không? Sau đó loại bỏ những thứ không cần thiết và chỉ giữ lại những vật dụng vẫn còn thời gian sử dụng.
- Các bước tiến hành việc sàng lọc.
- Tìm hiểu nguyên nhân
- Xác định mức độ hư hỏng
- Liệt kê chi tiết nguyên nhân gây ra hỏng
- Tổng vệ sinh
- Xác định phạm vi cần xem xét và khu vực xấu trong nhà máy.
- Đưa ra quyết định, phương châm để giải quyết.
- Lập kế hoạch chi tiết tiến độ là dự trù kinh phí.
c. Seiketsu (săn sóc) chính là việc bạn luôn chăm sóc phòng làm việc của mình như: Luôn duy trì sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ như:
- Thiết lập các phương pháp cũng như hình thành các chỉ số giúp dễ dàng nhận biết được những tiêu chuẩn vượt trội.
- Thiết kế nhãn mác rõ ràng đạt theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn quy định của từng vị trí.
- Đưa ra những phương pháp thống nhất để xác định vị trí và các chỉ thị giới hạn.
- Phương pháp làm vệc của Seiketsu chính là ý thức tuân thủ của mỗi cá nhân trong tổ chức. Ý thức này cần được rèn luyện và phát triển lâu dài.
d. Seiso (sạch sẽ) chính là việc mỗi cá nhân tự ý thức giữ gìn khu vực làm việc của mình luôn sạch sẽ, gọn gàng cụ thể như sau:
- Phải luôn ghi nhớ phương châm: Bản thân bạn chính là người tạo ra môi trường sạch sẽ, an toàn và tốt nhất.
- Mỗi ngày dành khoảng 3 phút để vệ sinh sạch sẽ chỗ ngồi làm việc của bạn.
- Người làm vệ sinh của công ty chỉ chịu trách nhiệm vệ sinh nơi công cộng. Còn vị trí riêng của mỗi cá nhân, cá nhân tự sắp xếp.
- Tất cả mọi người trong công ty luôn phải có trách nhiệm chung trong việc xây dựng môi trường làm việc luôn sạch sẽ.
e. Shitsuke (sẵn sàng): Đây chính là việc tuân thủ mọi quy tắc cũng như mọi luật lệ đã đề ra. Hình thành thói quen, nề nếp tốt. Muốn vậy, bản thân mỗi nhân viên cần phải :
- Coi nơi làm việc chính là ngôi nhà thứ 2 của mình.
- Công ty là nơi nuôi sống bạn và gia đình. Có công ty mới có bạn, bạn mới có việc làm giúp cuộc sống không bị nhàm chán.
Do đó bạn hãy cố gắng giữ gìn ngôi nhà của mình luôn sạch sẽ. Chính là việc bạn làm cho nơi làm việc của bạn dễ chịu như chính ngôi nhà của mình vậy.
Hi vọng bài viết này sẽ là nền tảng để bạn phát triển bản thân mình trong công việc. Bởi đây là cách mà người Nhật Bản đã áp dụng để đưa quốc gia họ trở nên hưng thịnh như ngày hôm nay.
laodongxuatkhaunhatban.vn - Website xuất khẩu lao động Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam