Trong văn hóa ứng xử của người Nhật Bản thì tặng quà gần như là một việc làm tự nhiên. Ở Nhật Bản thói quen tặng quà đã có từ rất lâu và ngày nay đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Nhật, tặng quà ở Nhật Bản mang ý nghĩa là một sơi dây tình cảm gắn kết giữa người tặng và người nhận.
Trong văn hóa ứng xử của người Nhật Bản thì tặng quà gần như là một việc làm tự nhiên. Ở Nhật Bản thói quen tặng quà đã có từ rất lâu và ngày nay đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Nhật, tặng quà ở Nhật Bản mang ý nghĩa là một sợi dây tình cảm gắn kết giữa người tặng và người nhận. Vì vậy các món quà được tặng ở Nhật Bản không quá nặng về giá trị ” tiền bạc” mà hầu hết các món quà nho nhỏ mang các ý nghĩa riêng biệt giữa người tặng quà và người Nhận quà.
Chỉ có một món quà nhỏ mà chúng ra có thể thấy trong đó có một kho tàng những giá trị văn hóa sâu sắc và rất nhân văn của người Nhật Bản.
1. Những dịp người Nhật Bản thường hay tặng quà cho nhau
Seibo và Chugen
Để bày tỏ lòng biết ơn về những ai đã giúp đỡ mình trong thời gian gần đây, thì mùa đông và mùa hè trong năm, người Nhật có tập quán tặng quà được gọi là Chugen (từ mùng 1 đến 13/7) và Seibo (cuối năm) . Mục đích của việc tặng quà trong hai dịp này là để cảm ơn những người đã giúp đỡ mình và gần như là đã gửi một thông điệp đến người nhận là người tặng quà có “mong muốn được gắn bó và phát triển gắn bó bền vững tình cảm hai người với nhau”. Người tặng và người nhận có thể là bố mẹ, các đồng nghiệp, nhân viên và xếp hay các đối tác làm ăn. Những món quà được tặng trong hai thời điểm này thì được gọi là Seibo và Chugen
Những món quà này thường có giá trị không cao chỉ khoảng 5.000 yên, có thể đơn giản là rượu Sake, đồ ăn hay những vật dụng gia đình nho nhỏ. Trong dịp này, người lao động cũng có thể nhận được món tiền thưởng thay cho các món quà. Các bạn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thì trong hai thời điểm này cũng thường được chủ Nhật tặng những món quà nho nhỏ, hoặc được các bạn người Nhật tặng các món quà nhỏ với mong muốn gắn kết tình cảm nhiều hơn nữa.
Người Nhật có thói quen là cảm ơn người khác trước mặc dù mới gặp lần đầu chưa giúp gì nhau được, và nhiều khi tặng quà cũng mang một ý nghĩa là cảm ơn trước người nhận quà.
Omiyage và Temiyage
Để cảm ơn một người nào đó đã làm gì đó cụ thể cho mình (tặng quà khi có mục đích rõ ràng). Như để cảm ơn về một lời mời, cảm ơn thầy giáo đã dạy một bài hay, hay đơn giản là cảm ơn bạn hay đi làm đúng giờ… người ta thường gửi tặng cho người đó một món quà nhỏ như bánh, kẹo hay rượu sake. Phái nữ trong dịp này hay được tặng đò trang sức, mỹ phẩm. Các món quà được tặng trong dịp này được gọi là Temiyage.
Một người thân hay một người bạn, hay đồng nghiệp thân thiết sau khi có một chuyến công tác xa trở về, hay chỉ đơn giản là đi đâu đó một thời gian trở về, thì người đó thường mang tặng những món quà lưu niệm được mua từ nhưng nơi người đó đến để tặng cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Món quà đó thì được gọi là Omiyage
Quà sinh nhật và quà Giáng sinh
Hiện nay người Nhật cũng như người ở các quốc gia phát triển khác, sinh nhật của người khác hay dịp giáng sinh được coi là ngày đặc biệt. Do ảnh hưởng bởi lối sống phương Tây nên ở Nhật mọi người cũng hay tặng nhau những món quà, vào dịp sinh nhật hay lễ Giáng Sinh.
Vào ngày sinh nhật của bạn bè, đồng nghiệp, người thân, đối tác thì hầu như được mọi người đều có lịch tặng quà hay gửi qua hết, thông thường chỉ là những món quà đơn giản cũng tương tự như Việt Nam chúng ta. Có thẻ chỉ là một đó hoa, một cái áo, hau đơn giản chỉ là một quyển sổ…
Dịp giáng sinh thì các món quà thường là những đồ ăn nhanh, các vật phẩm văn phòng…
2. Cần lưu ý khi tặng quà cho người Nhật Bản
![]() |
– Khi bạn tặng các món quà rất đắt tiền thì có thể người nhận cũng sẽ không hài lòng cho lắm, vì người Nhật không bao giờ suy nghĩ là những món quà là “tiền bạc”, nhưng những món quà phải nhìn đẹp mắt cần phải được gói bọc cẩn thận và đẹp mắt và cẩn thận, vì người Nhật rất thích cái đẹp và chỉn chu.
Người Nhật rất coi trọng nghi thức khi trao quà vì đây là cả một nghệ thuật giao tiếp tinh tế và nhiều ý nghĩa. Cách gói quà của họ cũng rất cầu kỳ, với nhiều lớp giấy và vải bọc, cuối cùng được thắt bằng một sợi dây lụa. Và cuối cùng là những lời chúc cũng phải được viết rất đẹp và rất chỉn chu,
– Nên gói quà thật kín đáo, không nên để người nhận quà biết ngay món quà đó là gì lúc nhận. Người Nhật có phong tục là không mở quà ra luôn, và khi biết luôn món quà đó là gì thì theo quan niệm của người Nhật món quà đó sẽ không mang may mắn cho người nhận.
– Nếu bạn muốn tặng quà riêng cho ai đó thì không nên tặng trong lúc có mặt người khác. Bạn nên gọi người mà mình muốn tặng quà vào phòng riêng, ở Nhật Bản vào phòng riêng là một quan niệm văn mình, kín đáo và lịch sự, dù là nam hay nữ thì vào phòng riêng chỉ mang tích chất cơ bản là vào bàn bạc công việc. Chứ không ai nghĩ đến truyện khác.
Nếu bạn muốn tặng quà cho một nhóm người thì bạn phải đảm bảo có đủ quà cho tất cả những nguời có mặt. Nếu không đủ thì, một là không tặng nữa, hai là chỉ tặng cho một người có chức vụ cao nhất. Nguời Nhật rất phân biệt thứ bậc. Món quà có giá trị cao hơn phải được tặng cho người có chức vụ cao hơn.
– Khi tặng hay nhận quà bạn nên đưa và nhận bằng cả hai tay và hơi cúi người xuống để tỏ lòng kính trọng và cám ơn.
– Cũng giống phong tục Việt Nam, khi được tặng quà người Nhật thường lịch sự nói đôi ba câu từ chối trước khi nhận quà. Người Nhật cũng không mở quà ngay trước mặt người tặng.
3. Những món quà không nên tặng người Nhật Bản
– Không nên tặng dao, kéo hay những vật sắc nhọn vì nó thể hiện cho sự chia cắt, không trọn vẹn, không hạnh phúc
– Không nên tặng quà có số lượng 4 hoặc 9 vì với người Nhật, số 4 đồng âm với chữ “tử” và số 9 được coi là không may mắn vì có nghĩa là đau khổ.
– Những món quà có in hình con cáo, vì họ cho rằng con cáo tượng trưng cho tính tham lam, giảo hoạt.
– Không nên tặng đồ vật làm bằng thủy tinh, sành sứ và vật có hình dáng như bình hay lọ, vì điều đó thể hiện sự dễ tan vỡ, không bền.
– Dịp lễ tết không được tặng hoa cúc (Kiku) và hoa trà (Tsubaki) vì hoa cúc chỉ dùng trong đám tang còn hoa trà được coi là vật không may mắn và cũng nên tránh những loại hoa có màu tối.
– Không được tùy tiện biếu trà cho người khác vì đây là lễ vật mà người Nhật đáp lễ sau khi cúng bái.
Tặng quà ở Nhật Bản mang ý nghĩa là gắm bó tình cảm, cảm ơn thật lòng, mong muốn cho người nhận quà được nhiều mawy mắn và sống tốt hơn. Tặng quà ở Nhật Bản không mang tính chất như “nịnh nọt, đút lót” như ở Việt Nam, thế cho nên nếu có dịp tặng qua cho người Nhật thì các bạn cũng chịu khó tìm món quà nào đó có ý nghĩa với người nhận các bạn nhé.
laodongxuatkhaunhatban.vn - Website xuất khẩu lao động Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam