Thực tập sinh Nhật Bản nên biết phong tục tập quán của người Nhật

Là quốc gia hiện đại. Nhật Bản vẫn luôn gìn giữ được nét văn hoá truyền thống. Đó chính là thương hiệu quốc gia. Do đó thực tập sinh Nhật Bản hãy nhớ nhé.

 Tâm lí chung của con người khi đến một nơi khác sinh sống và làm việc đều mong muốn am hiểu về lối sống, văn hoá, phong tục tập quán. Mục đích để nhanh chóng hoà đồng, nhanh chóng quen với cuộc sống. Nhật Bản đang là điểm đến của rất nhiều lao động Việt với mục đích làm việc theo chương trình thực tập sinh. Để nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống nơi xứ người, các bạn thực tập sinh Nhật Bản nên biết phong tục tập quán của người dân xứ sở hoa anh đào. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn tiếp cận những thông tin về văn hoá, phong tục tập quán của người Nhật nhé.

Bài viết tham khảo:

Thực tập sinh Nhật Bản cần nắm rõ quy tắc xếp hàng tại Nhật

1. Thực tập sinh Nhật Bản nên biết quy tắc cuộc sống của người Nhật

  • Quy tắc xếp hàng: Ngay từ nhỏ, người Nhật đã được giáo dục rất kỹ về tính kỷ luật. Tính kỷ luật đó là bình đẳng và ai cũng phải coi trọng kỷ luật. Khi sử dụng bất cứ 1 dịch vụ công cộng nào, dù bạn là ai, làm công việc gì… đều phải xếp hàng theo đúng quy định. Đặc biệt, sẽ không có hình ảnh hay hiện tượng chen lẫn xô đẩy nhau khi lên xe buýt, tàu điện ngầm hay vào thang máy…
  • Vào trong nhà không đi giày vào: Người Việt chúng ta nhiều khi đơn giản, qua loa giày dép đi ngoài đường vẫn đi vào trong nhà. Người Nhật lại khác, họ rất chú ý và quy củ. Đối với suy nghĩ của họ: Giày dép đã đi ngoài đường được coi là những đồ dùng không vệ sinh sạch sẽ. Do đó họ cấm kỵ không được mang vào trong nhà sử dụng. Nhất là những nơi linh thiêng như ở Chùa, Đền… trước khi bước vào cửa cần phải bỏ giày dép ở phía ngoài rồi mới được bước vào bên trong.

Tuỳ vào mục đích sử dụng của mỗi nơi sẽ có dép đi trong nhà riêng và dép đi vào nhà vệ sinh riêng.

Lưu ý: Khi ra khỏi khu vực nhớ đổi lại dép và xếp lại giày dép ngay ngắn thẳng hàng.

  • Khi đang đi đường nên hạn chế việc ăn uống: Không riêng tại Nhật Bản mà ở bất cứ nơi đâu thì việc vừa đi đường vừa ăn là điều không nên. Nó vừa cho thấy sự mất vệ sinh à còn đánh giá bạn là một người thiếu văn minh, lịch sự. Tại các quầy ăn nhanh của Nhật đều có ghế ngồi giúp bạn có thể ngồi ăn tại chỗ rồi vứt rác đúng nơi quy định.

Lưu ý: Khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm các bạn không nên sử dụng đồ ăn. Vì trên các phương tiện giao thông này luôn có nhiều ngươi, việc bạn cầm bánh ăn tất cả các con mắt sẽ tập trung nhìn vào bạn. Tự nhiên bạn trở thành 1 người lạc loài, thiếu văn minh, thiếu văn hoá cơ bản trong suy nghĩ của họ.

  • Lưu ý khi sử dụng đũa trong bữa ăn: Người Nhật rất kiêng kị việc gác đũa trên bát vì hành động này thể hiện sự không may mắn, mang đến sự tang tóc trong gia đình.

Hành động gác đũa trên bát là điều đặc biệt cấm kỵ trong các bữa ăn, đó là ám chỉ có tang tóc không may mắn. Cùng với đó là hành động nối đũa tức là 1 người gắp thức ăn mời bạn, thay vì giơ đũa ra đến đón lấy thì bạn hãy chìa bát ra thôi. Bởi hành động nối đũa như là 1 điểm báo mang đến sự cãi vã lẫn lộn nhau.

  • Ấn tượng xấu cho những ai xăm hình: Trong chương trình thực tập sinh Nhật Bản nói chung, hầu hết các đơn hàng tuyển dụng đều có chung 1 quy định là KHÔNG nhận những ai có hình xăm. Nguyên do là người Nhật cho rằng: Hình xăm có quan hệ với các băng đảng xã hội đen, họ thường làm việc phạm pháp và không tuân thủ quy định của pháp luật. Chính vì thế, những ai có hình xăm đều có hình ảnh không tốt trong mắt nhà tuyển dụng.
Xăm hình là điều tối kị ở Nhật vì nó liên quan đến xã hội đen
  • Nơi cộng cộng không gây ồn ào: Nếu bạn đã từng tham gia các phương tiện giao thông công cộng tại Nhật. Ban đều bắt gặp tất cả mọi người đều rất trật tự. Thay vì gây ồn ào, bạn có thể ngồi yên lặng hoặc đọc sách. Trong trường hợp có ai đó nói chuyện điện thoại thì chỉ nói đủ nghe, nói nhanh ngắn gọn hoặc di chuyển đến nơi ít người để nghe. Đây chính là quy tắc sống tôn trọng chính mình và tôn trọng những người xung quanh.
  • Đưa và nhận đồ luôn dùng 2 tay: Đây là hành động thực tế thể hiện văn minh giao tiếp của người Nhật. Ngay từ nhỏ, trẻ em Nhật đã được giáo dục rất kỹ việc đưa đồ và nhận đồ bằng 2 tay. Nó hình thành nên ý thức giao tiếp hàng ngày, thể hiện sự văn hoá văn minh của dân tộc.
  • Hạn chế việc bo tiền cho nhân viên phục vụ: Việc bo tiền cho nhân viên phục vụ tại các quán ăn, nhà hàng, quán cà phê… có thể là văn hoá của nhiều nước phương Tây. Với Nhật Bản lại khác, việc bo tiền thừa cho nhân viên lại là điều tối kỵ . Đặc biệt là trong các nhà hàng, khách sạn. Bởi họ cho rằng: Bạn đang coi thường họ, không được chào đón. Và họ đã tính đầy đủ gộp trong phí của bạn rồi. Thực tập sinh Nhật Bản các bạn hãy chú ý điều này nhé.

2. Văn hoá truyền thống của người Nhật Bản

Văn hoá truyền thống là nét văn hoá được lưu giữ và lưu truyền từ đời này qua đời khác. Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia trong khu vực Châu Á vẫn gìn giữ được nét truyền thống từ xa xưa như:

  • Trà đạo: Văn hoá trà đạo bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ thứ 12 và nó vẫn được gìn giữ tới tận bây giờ. Văn hoá trà đạo thể hiện giá trị tinh thần cho con người và hướng con người tới 4 chữ: Thanh, tịnh, hoà, kính. Thanh là thanh khiết, tịnh là an nhàn, hoà là hoà bình và kính là kính trọng người bề trên.
  • Đọc sách: Mỗi cá nhân đều có niềm đam mê riêng, có người thích đọc sách nhưng có người lại thích thể thao. Người Nhật Bản lại khác, ngay từ nhỏ họ đã giáo dục và hình thành thói quen đọc sách mỗi ngày. Nó không chỉ dừng lại ở niềm đam mê mà nó còn để nâng cao tri thức của mỗi cá nhân.
  • Trang phục Kimono: Đây là trang phục truyền thống của người dân xứ sở hoa anh đào. Đến bây giờ Kimono vẫn là trang phục cổ được người dân vô cùng yêu thích.
Kimono là trang phục truyền thống cổ xưa của người Nhật Bản vẫn được yêu thích nhất hiện nay
  • Rượu sake: Rượu này có nguồn gốc từ Phù Tang. Trước kia loại rượu này chỉ người quý tộc, hoàng gia mới được sử dụng. Ngày nay, nó đã được sử dụng rộng rãi cho toàn dân. Khi tham gia chương trình thực tập sinh Nhật Bản, các bạn hãy uống thử rượu này nhé. Kể cả các bạn nữ vì rượu này có loại dành cho nam riêng, có loại dành cho nữ riêng.

Qua bài viết này chúng ta đều thấy được: Mặc dù Nhật Bản là quốc gia phát triển, có nền kinh tế đứng thứ 3 trên toàn thế giới nhưng vẫn gìn giữ được nhiều nét văn hoá đặc trưng cũng như nhiều phong tục tập quán. Điều này nó mang đến giá trị về thương hiệu quốc gia. Do đó là thực tập sinh Nhật Bản, khi sinh sống và làm việc bạn hãy cố gắng nắm rõ để mình dễ dàng hoà đồng với cuộc sống nơi đây.

laodongxuatkhaunhatban.vn - Website xuất khẩu lao động Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *