Bạn có bao giờ thắc mắc là tại sao quốc kỳ Nhật Bản khá đơn giản chỉ là: Một mảnh vải trắng và có hình tròn màu đỏ ở giữa. Bài viết hôm nay, chúng ta cùng đi khám phá và tìm hiểu bí mật về quốc kỳ Nhật Bản nhé. 1. Con đường lịch […]
Bạn có bao giờ thắc mắc là tại sao quốc kỳ Nhật Bản khá đơn giản chỉ là: Một mảnh vải trắng và có hình tròn màu đỏ ở giữa. Bài viết hôm nay, chúng ta cùng đi khám phá và tìm hiểu bí mật về quốc kỳ Nhật Bản nhé.

Quốc kỳ của Nhật Bản ngày nay
1. Con đường lịch sử của quốc kỳ Nhật Bản
Con đường lịch sử của quốc kỳ Nhật Bản được phát triển qua 2 giai đoạn:
– Giai đoạn thứ nhất: Giai đoạn trước năm 1900
Trong giai đoạn này, quốc kỳ Nhật Bản còn được gọi là Nisshōki nhưng thông thường được người dân gọi là Hinomaru với hình tròn màu đỏ nằm ở giữa và các chữ viết bên cạnh. Điều này mang ý nghĩa tượng trưng cho mặt trời chỉ mọi đầu tiền ở nước Nhật. Mặc dù từ thế kỷ 12 đến tận thế kỷ 18, hình ảnh ấy vẫn chưa phải là hình ảnh của quốc kỳ chính thức. Tuy vậy, nhưng hình tượng mặt trời được xuất hiện nhiều trên các hiệu kỳ mà những người lính Nhật mang ra chiến trường. Cùng với đó là hình tượng ấy còn có trên cánh quạt của các Samurai và được gắn liền với hoàng thất. Trong giai đoạn này “quốc kỳ Nhật Bản” còn được dùng làm bùa chú vì vậy có các câu bùa chú ở bên cạnh.
Đến năm 1854, khi có những quy định và lệnh về phân biệt thuyền của Nhật Bản với những con thuyền của các quốc gia khác. Lúc này Hinomaru chính thức được quy định làm hiệu kỳ của Nhật Bản. Từ năm 1870 đến 1885 Hinomaru là quốc kỳ đầu tiên của đất nước mặt trời mọc.
– Giai đoạn 2: Sau năm 1900
Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã sử dụng quốc kỳ để thể hiện đế quốc của họ. Chính phủ Nhật Bản ra chính sách buộc người dân Nhật và học sinh phải hát Kimigayo (Bài hát quốc ca của Nhật Bản) vào trong những lễ kéo cờ vào buổi sáng (Lễ chào cờ). Sau khi kết thúc chiến tranh, quốc kỳ Nhật Bản gần như đã bị bỏ quên do người dân ít sử dụng và không thường xuyên dùng quốc kỳ theo quy định. Phải đến ngày 13 tháng 8 năm 1999, thì luật pháp Nhật Bản mới công nhận Hinomaru là quốc kỳ chính thức và Kimugayo là bài quốc ca của đất nước mặt trời mọc dùng đến ngày nay.
2. Quy định về thiết kế quốc kỳ
So với các quốc gia khác trên thế giới, quốc kỳ Nhật Bản được đánh giá khá đơn giản vì màu sắc của nó cũng như đặc điểm chỉ bao gồm màu trắng và màu đỏ mà thôi cụ thể: Tỷ lệ Chiều cao : Chiều rộng là 3:5, còn hình tròn ở giữa là 3/5 chiều cao.

Kính thuốc quốc kỳ Nhật Bản ngày nay
Vậy là bí mật về quốc kỳ Nhật Bản đã được hé mở. Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết hơn nữa, thì bạn hãy tận dụng khoảng thời gian đi du học Nhật Bản lần này để tìm hiểm và khám phá những điều mới mẻ đó nhé.
Xem thêm:
laodongxuatkhaunhatban.vn - Website xuất khẩu lao động Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam