Xuất khẩu lao động Nhật Bản 2016 (XKLĐ) là một chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, xuất khẩu lao động mang lại kinh tế cho người lao động
Xuất khẩu lao động Nhật Bản 2016 vì người lao động đó đang là mục tiêu phấn đấu của các cơ quan nhà nước VN.
Xuất khẩu lao động Nhật Bản 2016 (XKLĐ) là một chính sách đúng đắn, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục đích góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao kinh nghiệm tay nghề, ngoại ngữ và tác phong làm việc có kỉ luật cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Trong những năm qua, từ năm 2002 đến nay, hoạt động này đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức cần tiếp tục hoàn thiện.
>> Thực tập sinh Nhật Bản 2016

thực tập sinh Nhật Bản 2016 tại cty Nhân Lực Nhật Bản trước khi thi tuyển
Những kết quả nổi bật
Hiện nay, thị trường lao động ngoài nước của Việt Nam ngày càng được mở rộng và phát triển. Từ những thị trường tiếp nhận lao động truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, hiện lao động Việt Nam có cơ hội đi làm việc ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới như các nước khu vực Trung Đông (UAE, Ả-rập Xê-út), một số nước châu Âu như: Nga, Belarus… và châu Úc…
Số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian qua tăng đều qua các năm. Nếu năm 2006, Việt Nam mới đưa được trên 78.800 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thì đến năm 2013, con số này đã tăng lên 88.155 người. Đặc biệt, năm 2014, số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tăng kỷ lục, đạt 106.840 người, mức cao nhất từ trước tới nay. Riêng 7 tháng đầu năm 2015, cả nước đã đưa được 68.523 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt trên 72% kế hoạch năm 2015 và bằng 106,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Bên cạnh đó, chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng ngày càng được nâng cao. Nếu cuối năm 2003, số lượng lao động được đào tạo nghề trước khi đi làm việc ở nước ngoài mới đạt khoảng 35%, thì đến nay đã đạt trên 50%. XKLĐ bên cạnh một số ngành nghề truyền thống như: công nhân điện tử, thợ may, thợ xây dựng, thợ hàn, giúp việc gia đình thì hiện nay nghề này ngày càng được mở rộng trong nhiều lĩnh vực dành cho lao động có trình độ cao như: kỹ sư, kiến trúc sư, điều dưỡng, hộ lý. Điển hình là chương trình hợp tác đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam đi học tập và làm việc tại CHLB Đức và Nhật Bản do Bộ LĐTBXH triển khai thực hiện từ năm 2012.
Đạt được những kết quả nêu trên là do Bộ LĐTBXH đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đẩy mạnh hoạt động này.
Trước hết là việc tham mưu ban hành các chính sách và quy định, pháp luật về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này. Bộ LĐTBXH cũng đã trình Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ người lao động, trong đó đặc biệt chú trọng tới lao động huyện nghèo, lao động thuộc hộ nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động là thân nhân chủ yếu của gia đình chính sách người có công với cách mạng… đi làm việc ở nước ngoài, như Đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động 2016 góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020” theo Quyết định 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Dự án “Hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012-2015.
Việc quản lý hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, giám sát chặt chẽ và chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp có giấy phép XKLĐ một cách đồng bộ từ khâu tuyển chọn, thu phí, đào tạo, quản lý lao động làm việc ở nước ngoài, đến việc thanh lý hợp đồng cho người lao động cũng được tăng cường. Công tác quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài đã được thực hiện tốt hơn, các vụ việc phát sinh liên quan đến lao động làm việc ở nước ngoài đều được xử lý kịp thời và giải quyết dứt điểm, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như góp phần ổn định và phát triển thị trường.
Cùng với đó, Bộ LĐTBXH đã tăng cường hợp tác với các cơ quan chức năng của các nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động Việt Nam để thắt chặt và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác lao động giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ; đẩy mạnh việc đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận về hợp tác lao động để tạo khung pháp lý đưa lao động đi, quản lý và bảo vệ quyền và lợi ích của lao động Việt Nam; đồng thời phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài để thực hiện công tác tìm kiếm, khai thác, mở rộng thị trường, ngành nghề tiếp nhận lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, hợp đồng XKLĐ, đặc biệt là các hợp đồng đưa lao động trình độ cao.
Khó khăn và một số định hướng
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động XKLĐ của Việt Nam vẫn còn một số hạn chế. Thị trường lao động ngoài nước tuy đã được mở rộng hơn so với trước đây nhưng vẫn còn nhỏ so với các nước xuất khẩu lao động XKLĐ trong khu vực. Các doanh nghiệp XKLĐ thiếu kinh nghiệm, thông tin thị trường, năng lực cạnh tranh kém và tính chuyên nghiệp chưa cao. Chất lượng nguồn lao động chưa thực sự cao cả về trình độ tay nghề, ngoại ngữ, ý thức kỷ luật, tác phong làm việc công nghiệp, khả năng thích nghi, hòa nhập với môi trường văn hóa, xã hội nơi làm việc…
Để tiếp tục phát triển công tác đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhằm góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và thực hiện các chỉ tiêu về phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện đồng bộ một số định hướng sau:
– Mở rộng quy mô, chú trọng nâng cao chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài; xây dựng các cơ chế, chính sách để đào tạo đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề, có khả năng về ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của các thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam; tiếp tục ổn định và mở rộng thị phần tại các thị trường hiện có, đặc biệt là các thị trường trọng điểm; mở thêm các thị trường lao động mới như thị trường châu Mỹ, châu Âu và những thị trường nhận lao động có trình độ kỹ thuật cao.
- Nâng cao hiệu quả của hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua việc ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ cho đối tượng lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về để họ có thể sử dụng và phát huy những kiến thức, kỹ năng, nguồn vốn đã tích lũy được trong thời gian làm việc ở nước ngoài, qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội.
- Phấn đấu duy trì đưa trên 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài mỗi năm, trong đó tăng tỷ lệ lao động nữ, tỷ lệ lao động qua đào tạo, cũng như tỷ lệ lao động ở các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài.
laodongxuatkhaunhatban.vn - Website xuất khẩu lao động Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam